Nhiều mặt bằng nhà mặt phố tại Sài Gòn cho thuê thành 3 ca bán nhiều mặt hàng khác nhau trong một ngày. Mở quán bún bò Huế ở đường Huỳnh Tịnh Của, quận Bình Thạnh (TP HCM), bà Hạ vẫn lo chi phí mặt bằng cao sẽ bị lỗ. Để trụ lâu tại ngã tư này, bà quyết định kéo thêm khách thuê mặt bằng alibaba an phước tính theo giờ. Buổi sáng, 6h-10h, bà cho khách thuê bán cơm tấm. Buổi trưa từ 11h đến 16h chiều, một bạn hàng khác của bà Hạ chuyên kinh doanh nước lọc đóng chai toàn quyền sử dụng mặt bằng này để giao dịch, phân phối hàng hóa. Từ 17h chiều trở đi, khi phố chập choạng lên đèn, bà Hạ mới cùng con gái dọn hàng bún bò Huế bán đến 22h đêm.


Bà Hạ tiết lộ, nhóm tiểu thương của bà đã đồng ý chia sẻ quyền thuê mặt bằng theo giờ từ nhiều năm nay. Nhờ cách làm này mà chi phí thuê mặt bằng không còn trở thành gánh nặng, giúp cho cả 3 bạn hàng đều vượt qua những khó khăn bước đầu để trụ lại đây. "Thời buổi khó khăn, chi phí mặt bằng lại đắt đỏ, nếu không chọn cách này thì gay go lắm. Tiền thuê chúng tôi ăn đồng chia đủ làm 3 phần, mỗi bên gánh một phần", bà Hạ chia sẻ.

Trường hợp của bà Hạ không phải là cá biệt. Trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, gần ngã tư Hàng Xanh, quận Bình Thạnh, không ít nhà mặt phố cũng được gia chủ cho thuê mặt bằng theo giờ để tăng doanh thu. Ông Trình thuê mặt bằng mở cửa hàng bán sim card điện thoại cho biết, ông đã trả chi phí nguyên căn nhà hơn 1.200 USD một tháng. Tuy nhiên, khách mua đất nền alibaba chỉ được sử dụng phần diện tích tính từ cửa nhà trở vào trong. Phần từ cửa trở ra, chủ nhà cho thuê ca đêm để kiếm thêm. Khách thuê từ 17h tối trở đi bán thức ăn đến khuya và trả phí mặt bằng lên đến vài triệu đồng một tháng.

Trong khi đó, quanh khu vực chợ Trần Hữu Trang, quận Phú Nhuận trường hợp thuê mặt bằng theo giờ cũng không phải là hiếm. Anh Nam thuê mặt bằng rộng 9m2 gần ngã tư Lê Văn Sỹ - Huỳnh Văn Bánh giá 3,5 triệu đồng mỗi tháng để bán quần áo cũ. Thế nhưng, theo thỏa thuận hai bên, Nam chỉ được mở cửa hàng từ 16h chiều đến 22h đêm, toàn thời gian buổi sáng gia chủ dùng để kinh doanh hàng gia dụng.

Nam giải thích, do đặc thù ngành hàng của anh chỉ bán cho đối tượng là nhân viên văn phòng, người làm việc công sở nên anh chỉ thuê mặt bằng vào thời điểm tan tầm xế chiều đến tối mịt mới có khách mua. "Nếu tôi bán hàng này cả buổi sáng thì phí thuê sẽ đắt hơn mà kinh doanh không hiệu quả. Lúc ấy khách của tôi đều bận đi làm, họ không có thời gian để mua sắm. Vì thế, tôi chỉ thuê mặt bằng theo giờ cao điểm của ngành hàng này", Nam nói.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã thẳng thắn phê bình chủ đầu tư là Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh. Buộc DN này phải tháo dỡ các hạng mục công trình xây dựng trái phép tại khu vực đất dự án tại số 209 đường Trường Chinh… Đây là động thái quyết liệt của chính quyền TP. Đà Nẵng đối với các chủ dự án đầu tư sai mục đích. Với mục tiêu phát triển Đà Nẵng trở thành thành phố cấp quốc gia, hiện đại, đô thị trung tâm thúc đẩy phát triển kinh kế - xã hội vùng miền Trung – Tây Nguyên, những năm qua Đà Nẵng đã không ngừng đầu tư vốn ngân sách phát triển cơ sở hạ tầng.

Đồng thời, thành phố cũng kêu gọi và thu hút vốn từ nguồn lực xã hội đầu tư vào nhiều lĩnh vực, trong đó có phát triển đô thị thông qua dự án phát triển các khu đô thị mới, xây dựng các trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch…Một số dự án xây dựng khu thương mại đã “biến” thành sân bóng đá mini để làm dịch vụ, xây dựng ki-ốt để cho thuê, làm dịch vụ bãi trông giữ xe, nơi tập thể dục… khiến mục tiêu ban đầu của dự án không trở thành hiện thực, làm mỹ quan bộ mặt đô thị bị chắp vá, phá vỡ kiến trúc quy hoạch chung của toàn thành phố…

Với đặc thù riêng, các dự án BĐS tại TP. Đà Nẵng một thời gian dài tăng trưởng “nóng”, chủ yếu dựa vào khách hàng ở hai đầu Nam - Bắc. Khi nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng này sụt giảm, thị trường tại đây phải đối mặt với thực trạng cung vượt cầu. Các chủ đầu tư dự án BĐS đầu tư vào các khu thương mại, dịch vụ văn phòng, căn hộ cao cấp thiếu vốn không thể hoàn thành đúng tiến độ của dự án như đã cam kết. Nguyên nhân là do một số chủ DN cơ cấu lại danh mục đầu tư, một số khác lâm vào cảnh quá khó khăn muốn thoát khỏi thị trường nên trong vòng 2 năm qua, nhiều dự án BĐS đầu tư xây dựng các khu phức hợp, khu thương mại rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan.