Ít thì ngót 100 triệu đồng, nhiều có khi lên đến hơn 300 triệu đồng/suất mua. Đó là khoản tiền khách hàng có nhu cầu mua alibaba an phước thực phải chấp nhận và xuống tiền ngay nếu không muốn mức chênh tiếp tục “đục trần”, thậm chí “hết hàng”. Trong Đề án phát triển thị trường BĐS, cũng như một số đề xuất của dự thảo Luật Kinh doanh BĐS, Bộ Xây dựng liên tiếp nhấn mạnh về vấn đề giá sản phẩm nhà đất (cũng như hệ thống dữ liệu địa ốc) vẫn chưa được xác lập, kiểm soát một cách minh bạch, chuyên nghiệp thống nhất. Thuật ngữ “làm giá” hay “mua chênh” bất ngờ lại xuất hiện thời gian qua khi thanh khoản BĐS chớm cải thiện.


Trở lại với nét chủ đạo của thị trường nhà ở khu vực phía Bắc, trước khi cơ quan quản lý đầu ngành xây dựng cấp tập đề xuất nội dung “bỏ quy định giao dịch BĐS qua sàn”, giới DN, nhà đầu tư cũng như rất nhiều người đã (đang) thực hiện mua bán sản phẩm chung cư đều mặc nhiên coi “tiền chênh” là một phần của thương vụ địa ốc. Tổ hợp cao cấp, khu đô thị kiểu mẫu, quần thể xanh, hay chung cư giá trung bình cho người thu nhập thấp đều gửi hóa đơn thanh toán kèm tiền chênh cho “thượng đế”.

Chỉ khoanh vùng trong đối tượng bức thiết về nhà ở (mua để ở, không vì mục đích đầu tư), là những dự án “tưởng rẻ mà chẳng rẻ” kiểu Đại Thanh, Kim Văn – Kim Lũ, VP6 Linh Đàm… Trước khi đất nền alibaba thuộc sở hữu của người mua, hàng loạt “đứa con” của Xí nghiệp nhà Lai Châu đều cơ bản giống nhau về tên gọi (chung cư giá rẻ), hình thái (thuộc diện được hưởng hỗ trợ vay từ gói tín dụng 30.000 tỷ đồng), tính chất (diện tích xoay quanh mức 70m2, giá trị theo công bố đáp ứng khả năng chi trả chung của người mua) và… phải mua chênh.

Tại sao có sự vô lý này? Sản phẩm nhà đất còn “ê hề” chẳng ai mua, DN trầy trật lo từng đồng trả nợ ngân hàng và duy trì kinh doanh, nhưng ngày càng nhiều dự án chung cư thương mại “thản nhiên” bán chênh ngay tại phiên mở bán? Nào có riêng gì dự án bình dân của “đại gia điếu cày”, đến cả “Thành phố Thời đại” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng “sốt” tới vài chục (đến cả trăm triệu đồng) một suất mua căn hộ diện tích nhỏ. Lý do, đằng sau những lời cáo buộc trách nhiệm đổ dồn cho môi giới, nhà đầu tư thứ cấp (thậm chí là cả chủ đầu tư “làm ngơ”), chính là cơ cấu rổ hàng hóa thị trường.

Mới đây nhất, trường hợp VP6 Linh Đàm làm “rụng tim” nhiều khách hàng vì khoản tiền chênh lên đến 200 triệu đồng/căn hộ 65m2. Đủ lời bàn tán khen chê, báo chí vào cuộc, nhà quản lý “xắn tay” truy nguyên nguồn cơn và trách nhiệm các bên gây ra “sự thể” này. Nhưng cuối cùng, mọi chuyện vẫn đâu đóng đấy. Các dự án chung cư giá rẻ (theo niêm yết) từ vành đai 3 đổ vào như Tân Tây Đô, CT1 Trung Văn, Bắc Hà, 136 Hồ Tùng Mậu… đều nhộn nhịp công trường, rộn ràng suất mua chênh. Và theo một số nhà đầu tư chuyên “nằm vùng” tại các dự án có vị trí, giá thành, tiến độ ổn nhất hiện nay, thị trường đang quá thiếu sản phẩm chung cư “tất cả trong một”, nên mỗi khi có hàng “nét” thì tình trạng mua chênh, tranh giành từng suất là chuyện thường ở huyện.

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết, trên địa bàn Hà Nội có 370 dự án phát triển nhà ở (trong đó có 223 dự án đã được UBND TP Hà Nội giao đất) với diện tích đất theo quy định 17.765ha; trong đó diện tích nhà ở 121.433.750m2, tương đương 520.695 căn hộ (nhà chung cư 346.016 căn, tương đương 35 triệu m2; nhà ở thấp tầng 174.679 căn).

Trong tổng số 223 dự án đã được thành phố giao đất (diện tích 5.561ha) có 216.580 căn chung cư và thấp tầng. Trong đó có 112.150 căn đã xây dựng xong, bàn giao cho người mua nhà (Sở TN&MT Hà Nội đã hướng dẫn thủ tục và triển khai cấp 36.110 giấy chứng nhận (GCN) cho người mua nhà; còn lại 76.040 căn chủ đầu tư chưa làm các thủ tục cấp GCN theo quy định); 104.430 căn đang trong quá trình xây dựng.

Năm 2014, UBND thành phố Hà Nội đã giao kế hoạch cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với nhà đất cho các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố, trong đó có chỉ tiêu cấp 40.000 GCN cho người mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở đó, Sở TN&MT đã phối hợp với UBND các quận, huyện làm việc và hướng dẫn đối với 149 dự án nhà ở. Trong đó đã tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để cấp GCN cho người mua nhà tại 32 dự án.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, mặc dù đã có nhiều biện pháp quyết liệt, nhưng đến nay tỷ lệ cấp GCN cho người mua nhà vẫn còn rất thấp: tính đến ngày 20-6-2014, Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội đã tiếp nhận 12.188 hồ sơ; đến nay đã giải quyết, chuyển UBND các quận, huyện cấp GCN được 9.701 hồ sơ (mới đạt 24% kế hoạch thành phố giao). Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ cấp GCN cho người mua nhà ở thấp, theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, trước hết là do các chủ đầu tư chưa có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện công tác cấp GCN cho người mua nhà thuộc dự án mình làm chủ đầu tư.